Tuyên Quang: Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh là mục tiêu mà tỉnh Tuyên Quang luôn hướng tới. Ảnh: Đào Thanh.

Tuyên Quang: Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

Phát triển chăn nuôi trang trại đang giúp nền nông nghiệp của Tuyên Quang có bước tiến mới. Nhiều nông dân có của ăn của để, thu lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh là mục tiêu mà tỉnh Tuyên Quang luôn hướng tới. Ảnh: Đào Thanh.

Chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh là mục tiêu mà tỉnh Tuyên Quang luôn hướng tới. Ảnh: Đào Thanh.

Hiện nay tỉnh Tuyên Quang có 22 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi, 275 trang trại chăn nuôi, 22 Hợp tác xã chăn nuôi, 1 Hội trang trại. Hoạt động của các doanh nghiệp, Hợp tác xã chăn nuôi, Hội trang trại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động.

Khuyến khích chăn nuôi trang trại phát triển, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều chính sách đồng hành cùng người chăn nuôi. Nổi bật là chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đến nay tỉnh đã giải ngân cho vay hơn 186 tỷ đồng mua 7.917 con trâu giống/3.738 hộ. Về chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại theo Nghị quyết 10/2014/NQ-HĐND, hỗ trợ tín dụng hơn 171,8 tỷ đồng cho 499 trang trại, trong đó có 142 trang trại chăn nuôi.

Tỉnh cũng triển khai các chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ như, đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên, hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò, lợn; hỗ trợ người dân mua con giống có năng suất, chất lượng cao phục vụ sản xuất; mua vắc xin và tiền công tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi như bể biogas, đệm lót sinh học…

Chúng tôi đến thăm trang trại chăn nuôi gà sinh sản của anh Trần Văn Phúc ở thôn Hưng Thịnh, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương có quy mô 6.000 con.

Anh Phúc cho biết, trước đây quy mô nhỏ đàn gia cầm của gia đình anh chỉ dao động từ 1.500 – 2.000 con. Khi đầu ra được thị trường chấp nhận, anh đã tính đến việc tăng đàn, nhưng khó khăn bởi nguồn vốn hạn hẹp.

Qua Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh Tuyên Quang, năm 2015, anh Phúc được tiếp cận 300 triệu đồng vốn tín dụng. Có vốn, anh tăng số lượng đàn lên 6.000 con. Hiện nay, trung bình mỗi năm, trang trại của anh Phúc cung cấp cho thị trường trên 60.000 con giống, trừ chi phí anh thu lãi trên 800 triệu đồng.

Các chính sách hỗ trợ đồng hành cùng người chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang là nguồn sinh kế cho nông dân ở nhiều huyện vùng cao như Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa.

Tại huyện Lâm Bình, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12 của HĐND tỉnh đã có 512 hộ gia đình được vay 25 tỷ đồng, mua 843 con trâu sinh sản, 92 con trâu đực giống…

Với nhiều chính sách đồng hành của chính quyền, đã là điểm tựa để người nông dân có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi. Ảnh: Đào Thanh.

Với nhiều chính sách đồng hành của chính quyền, đã là điểm tựa để người nông dân có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi. Ảnh: Đào Thanh

Từ nguồn vốn vay 400 triệu đồng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo Nghị quyết số 12, gia đình anh Đặng Văn Lâm, thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình đã mở rộng mô hình nuôi trâu vỗ béo.

Anh đã mở rộng diện tích chuồng trại chăn nuôi trên 1.000 m2, mỗi lứa từ 20 đến 25 con, trung bình mỗi năm anh xuất bán 5 đến 6 lứa, tổng thu trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh ký hợp đồng liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành thực hiện chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm.

Nguồn: nongnghiep.vn

Share this post