Trồng bưởi hữu cơ, thu nhập tăng theo năm

Ông Út Một bên vườn bưởi da xanh canh tác theo hướng hữu cơ, cho ra sản phẩm an toàn. Ảnh: LHV.

Trồng bưởi hữu cơ, thu nhập tăng theo năm

Sản xuất nông sản an toàn theo hướng hữu cơ là mục tiêu được nhiều nhà vườn trồng bưởi ở ĐBSCL đang làm và hiện cho hiệu quả về chất lượng nông sản.

Ông Út Một bên vườn bưởi da xanh canh tác theo hướng hữu cơ, cho ra sản phẩm an toàn. Ảnh: LHV.

Ông Út Một bên vườn bưởi da xanh canh tác theo hướng hữu cơ, cho ra sản phẩm an toàn. Ảnh: LHV.

Hiện tại tỉnh Đồng Tháp bắt đầu hình thành một số mô hình sản xuất, chuyển đổi sản xuất nông nghiệpsang hướng hữu cơ. Điển hình là 8 công bưởi da xanh của ông Nguyễn Văn Mười Một (Út Một), ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Vườn bưởi da xanh của ông Út Một trồng được hơn 5 năm tuổi đang được chăm sóc theo phương pháp hữu cơ sinh học từ lúc nhỏ. Nhờ kiên trì theo đuổi quy trình sản xuất an toàn và hướng đến chuẩn hữu cơ nên vườn bưởi của ông Út Một phát triển xanh tốt, chất lượng, an toàn nên được thương lái và khách hàng đánh giá cao.

Ông Út Một cho biết, trước đây cũng từng trải qua trồng nhiều loại cây ăn trái khác như xoài, mít, cam, quýt, vú sữa…nhưng đều thất bại vì sâu bệnh tấn công. Bên cạnh đó giá cả bấp bênh, đầu ra khó khăn nên vụ được vụ mất.

Ông Út Một tự ủ các loại bả đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây nhằm thay thế phân bón hóa học. Ảnh: TL.

Ông Út Một tự ủ các loại bả đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây nhằm thay thế phân bón hóa học. Ảnh: TL.

Năm 2016, ông Út Một thấy người dân Bến Tre trồng bưởi da xanh rất hiệu quả, bán giá cao và có sử dụng phương pháp sinh học nên cây ít sâu bệnh. Từ đó, ông quyết định cải tạo 8 công vườn để trồng bưởi da xanh theo phương pháp hữu cơ nhằm đảm bảo được tính bền vững cho đất, sức khỏe cho nông dân và an toàn cho người sử dụng nông sản.

Theo ông Út Một, từ trước tới giờ khi nông dân khi bắt tay vào trồng lúa hay cây ăn trái mục đích đều muốn năng suất cao, giá bán tốt. Vì vậy, bà con đa phần phải sử dụng phân bón hóa học rất nhiều khiến chi phí sản xuất ngày một tăng lên mà không nghĩ việc lạm dụng phân, thuốc hóa học làm mất đi sự cân bằng hệ sinh thái trong đất, cây dễ bị sâu bệnh tấn công, nông sản lại nguy cơ mất an toàn.

Chính vì vậy, ông Út Một tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, mới quyết định đưa ra công thức phân bón hữu cơ riêng cho bản thân bằng cách ủ các loại bã đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối… dùng để bón cho cây trồng nhằm thay thế phân bón hóa học, giúp gia đình ông hàng năm giảm 40-50% chi phí sản xuất so với lối canh tác truyền thống.

Bên cạnh đó ông nuôi kiến vàng làm “vệ sĩ” cho cây bưởi nhà mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bên cạnh đó ông nuôi kiến vàng làm “vệ sĩ” cho cây bưởi nhà mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để có phân hữu cơ sử dụng, ông Út Một dùng các lu, thùng phuy bỏ bã đậu nành, vỏ khóm, hèm bia, chuối vào chung rồi ủ hoai mục trong vòng 1,5-2 tháng trước khi đem bón cho bưởi.

Đối với bưởi chuẩn bị làm bông, ông Út Một pha phân hữu cơ ủ hoai cộng nước để phun xịt lên lá và thân cây. Khi bưởi ở giai đoạn đậu trái, ông dùng phân hữu cơ kết hợp sữa tươi, trứng gà phun lên trái nhằm giúp đẹp vỏ, hạn chế châu bệnh tấn công, tăng chất lượng.

Ngoài phân tự ủ, ông Út Một còn sử dụng phân sinh học SEA để phun qua lá, có tác dụng làm trẻ hóa cây, dưỡng chồi, bổ sung diệp lục cho cây khỏe, đồng thời làm tăng vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp.

Bên cạnh đó, để phòng trừ sâu bệnh mà không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, ông Út Một đã tận dụng thiên địch có lợi và các loại bẫy để bắt côn trùng. Song song đó, ông còn nuôi kiến vàng làm “vệ sĩ” cho cây bưởi.

Kiến vàng sẽ bắt, ăn thịt các loại sâu, nhện, xua đuổi các loại côn trùng gây hại có cánh và phát ra mùi góp phần hạn chế côn trùng lại gần cây trồng. Thực tế cho thấy, những vườn cây ăn trái được nuôi kiến vàng mật độ sâu hại giảm, quả đẹp và bóng hơn so những vườn không nuôi thả kiến.

Ông Út Một đã bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên cao thông qua điều khiển bằng điện thoại di động từ xa nhằm phục vụ tưới nước và phun xịt phân thuốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Út Một đã bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên cao thông qua điều khiển bằng điện thoại di động từ xa nhằm phục vụ tưới nước và phun xịt phân thuốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Út Một tâm sự, canh tác theo hướng hữu cơ thời gian đầu có khó khăn và vất vả hơn vô cơ, cây bưởi chưa thể hấp thu ngay loại phân bón mới như phân vô cơ nên không cho được nhiều trái như bình thường.

Vì vậy, 8 công bưởi da xanh của ông Út Một năm đầu chỉ cho thu hoạch 250 triệu đồng, nhưng sang các năm sau cây xanh tốt trái sai, lợi nhuận tăng dần từng năm, từ 400 triệu, 500 triệu rồi đến 700 triệu đồng trong năm 2020.

Hiện giá bán bưởi da xanh tại vườn thông thường được thương lái thu mua khoảng 40.000 đồng/kg, nhưng vườn bưởi của gia đình ông Út Một luôn bán được giá cao hơn từ 45.000 – 50.000 đồng/kg mà đầu ra lại rất thuận lợi.

Để phát triển vườn bưởi sạch, xanh, an toàn và bắt kịp công nghệ 4.0, hiện nay ông Út Một đã bỏ ra 200 triệu đồng đầu tư hệ thống phun tưới tự động trên cao thông qua điều khiển bằng điện thoại di động từ xa nhằm phục vụ tưới nước và phun xịt phân thuốc cho 8 công bưởi.

Trong thời gian tới, ông Út Một dự định thành lập HTX bưởi da xanh và xin cấp mã số vùng trồng để cung cấp cho thị trường một sản phẩm chất lượng truy suất được nguồn gốc.

Hoàng Vũ – Trọng Linh – nongnghiep.vn

Share this post