Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa

Vàng lùn và lùn xoắn lá gây hại rất phổ biến ở trên cây lúa. Những năm gần đây do điều kiện khí hậu biến đổi, thời tiết diễn biến thất thường, vì thế việc phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gặp nhiều khó khăn.

I.TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá thường xuất hiện theo chu kỳ, nguyên nhân xuất hiện bệnh được xác định là do sự xuất hiện của virus lùn xoắn lá ( lây lan do rầy nâu), lúa cỏ và tungro ( lây lan do rầy xanh đuôi đen).

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đều có tác nhân truyền bệnh giống nhau là rầy nâu.Bệnh không lây lan qua giống, đất, nước hay vết thương cơ giới. Rầy nâu chính là môi giới lan truyền, phát sinh, phát triển của bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa.

Thông thường thời gian ủ bệnh trên cơ thể rầy non là từ 7-10 ngày có những cá thể sâu ủ bệnh 20 ngày mới bắt đầu truyền bệnh. Đối với những cây lúa khỏe mạnh khi bị rầy chích hút khoảng 1 giờ là có thể bị nhiễm bệnh. Đặc biệt virus không lây bệnh qua trứng rầy.

Khi mới gieo sạ rầy nầu trưởng thành sẽ di trú ngay tới ruộng lúa tới khi cây lúa phát triển 1 – 2 lá và truyền virus cho cây bằng cách bám vào cây và chích hút. Khoảng 10 – 20 ngày sau khi bị nhiễm virus thì cây lúa sẽ bắt đầu có những triệu chứng bệnh. Cứ như vậy bệnh lây lan và phát triển trên diện rộng thậm chí truyền từ vụ lúa này sang vụ lúa khác.

Những ruộng lúa bị nhiễm bệnh nhẹ thì chỉ ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, tuy nhiên đối với những ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng thì sẽ bị vàng, cây thấp lùn, thậm chí lụi dần và chết.
 

II.TRIỆU CHỨNG BỆNH

1.Bệnh vàng lùn

Triệu chứng đầu tiên để nhận biết được bệnh vàng lùn chính là cây lúa chuyển sang màu vàng và thấp lùn.

  • Lá lúa chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam rồi khô. Những lá ở phía dưới sẽ bị vàng trước rồi dần lên các lá ở phía trên. Ở trên lá lúa, các điểm màu vàng xuất hiện đầu tiên ở chóp lúa, sau đó lan dần vào bẹ lá. Lá lúa bị nhiễm bệnh thường có khuynh hướng xòe ngang.
  • Lúa bị bệnh có dảnh lúa thấp lùn khác biệt so với lúa bình thường.  Lúa ít đẻ nhánh. Ruộng lúa phát triển không đồng đều do nhiều dảnh lúa bị bệnh, bệnh lây lan nhanh khiến ruộng lúa chuyển qua màu vàng.
  • Rễ lúa kém phát triển, cứng và thối đen.
Bệnh vàng lùn trên cây lúa

2.Bệnh lùn xoắn lá

Lúa bị bệnh lùn xoắn lá thưỡng sẽ có biểu hiện cây lúa thấp lùn và lá bị xoắn.

  • Mức độ thấp lùn của lúa mang bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời gian, bệnh cành sớm thì mức độ thấp lùn càng rõ rệt.
  • Cây lúa thấp lùn, lá lúa có màu xanh đậm, thậm chí tới thời điểm thu hoạch lá lúa vẫn xanh.
  • Đối với lúa mới nhiễm bệnh lùn xoắn lá phần phiến lá hơi gợn sóng, rìa lá bị rách.
  •  Khi lúa bị bệnh nặng phần chóp lá là phiến lá sẽ xoăn lại, xuất hiện các u bướu nhỏ dọc theo gân lá.
  • Các dảnh lúa đẻ nhiều chồi hơn so với lúa không nhiễm bệnh. Lúa thường không trổ bông được, bị nghẹn đòng, hạt lép. Làm giảm năng suất lúa.

Chú ý: Bà con cũng cần phân biệt biệt triệu chứng của vàng lùn lùn xoắn lá với một số loại bệnh khác trên cây lúa để có cách xử lý phù hợp với các loại sâu bệnh hại.

  • Bệnh lúa cỏ (lại mạ): Cây lúa thấp nhỏ, mọc nhiều chồi, bộ rễ phát triển bình thường. Lá lúa nhỏ và hẹp, cứng , lá có màu  xanh  hơi vàng hoặc vàng cam. Trên lá non có các đốm nhỏ màu gỉ sắt.
  • Bệnh Tungro trên lúa: Cây lúa thấp. Lá lúa hơi xòe ngang, màu vàng cam, bệnh thường xuất hiện ở chóp lá rồi lan ra phần mép lá rồi đến phần thấp hơn của lá.  Trên lá có các đốm hoặc sọc. Lúa ít đẻ nhánh, chậm  trổ bông, chín chậm. Gié lúa thường nhỏ và lép, có màu nâu tối.
  • Bệnh vàng lụi trên lúa: Lúa nhiễm bệnh thường thấp hơn lúa khỏe. Lá lúa chuyển màu vàng từ lá phía dưới lên các lá ở phía trên. Lá màu  vàng cam  từ chóp đến mép lá và gân lá. Trên lá non có màu xanh nhạt và có các đốm, sọc song song với gân lá. Lá lúa giống với lá gừng (co ngắn và xòe ngang). Rễ kém phát triển có màu đen và mùi tanh. 
Bệnh lùn xoắn lá trên cây lúa

III.CÁCH PHÒNG TRỪ VÀNG LÙN VÀ LÙN XOẮN LÁ TRÊN CÂY LÚA

Để phòng từ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hiệu quả bà con cần phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp từ đầu vụ đến cuối vụ, đặc biệt là quản lý tốt tình hình phát triển của rầy nâu.

  • Sử dụng các giống lúa kháng rầy:

Do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có quan hệ mật thiết với sự phát triển của rầy nâu, chính vì thế việc sử dụng các giống lúa kháng rầy sẽ giúp hạn chế vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa.

Một số giống lúa kháng rầyđược sử dụng phổ biến hiện nay: OM4498, OM4495, AS996, OMC2000, VNDD95-20, IR50404, MTL392, OM3556, OM3539, OM5393…

Tuy nhiên bà con cũng cần lưu ý, để tránh khả năng thích ứng của rầy và đáp ứng nhu cầu của thị trường, bà con không nên độc canh một giống lúa mà tùy vào điều kiện tự nhiên, khí hậu của mỗi vùngcó thể canh tác thêm các giống lúa khác.

  • Thay đổi chế độ canh tác: 

Bà con không nên gieo sạ liên tục, mỗi năm tối đa chỉ nên làm 3 vụ lúa, thời gian giữa các vụ ít nhất từ 25-30 ngày (chu kỳ của một lứa rầy).

Các vụ lúa cần diễn ra tập trung, gieo sạ đồng loạt để tránh thời điểm rầy phát triển.

Không nên gieo sạ quá dày, sạ ướt khoảng 100-120kg giống/ha; sạ hàng khoảng 75-80kg/ha.

  • Vệ sinh đồng ruộng:

Sau khi thu hoạch xong cần xử lý ruộng, cày lật, làm cỏ, phát dọn cỏ dại bên bờ để ruộng lúa thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của rầy nầu.
Nhổ bỏ, xử lý những cây lúa bị bệnh, hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

  • Ngoài ra bà con cũng phải thường xuyên thăm ruộng để phát hiện sớm dịch bệnh  để có phương pháp xử lý kịp thời. Các ruộng lúa bị bệnh cần được xử lý kỹ trước khi gieo sạ mới; theo dòi, dự báo tình hình phát triển của rầy nâu, bệnh.

IV.QUY TRÌNH BÓN PHÂN ONG BIỂN CHO CÂY LÚA

1.Bón lót: Giai đoạn bón lót bón 300 – 400 kg/ ha phân bón hữu cơ OBI-Ong biển 3 đặc biệt

2.Bón thúc:

  • Đợt 1: Sau khi sạ từ 7 – 10 ngày tiến hành bón phân cho lúa.

Lượng bón : 300 – 350 kg/ha phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa. Chú ý khi bón phải để nước vừa phải không được ngập đầu mầm lúa vì khi bón phân có đóng váng trên mặt có thể làm mầm chậm phát triển hoặc bị chết.

  • Đợt 2: Từ 18 – 22 ngày sau sạ tiến hành bón 350 – 400 kg / ha loại phân OBI-Ong Biển 3 chuyên cây lúa.

Lưu ý: Sau khi bón phân đợt 2 khi cây giai đoạn 30 – 35 ngày thì tiến hành tháo khô nước để hạn chế những chồi vô hiệu phát triễn, để ruộng khô từ 7 – 12 ngày sau đó cho nước vào lại để bón phân đợt 3.

  • Đợt 3: Từ 45 – 50 ngày sau sạ là giai đoạn cây lúa đang nuôi chồi cần bón thúc 350 – 400 kg/ha phân bón hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa.
  • Đợt 4: Khi cây lúa được 59 – 62 ngày, đây là giai đoạn cây nuôi hạt nên bón 100 – 150 kg/ha phân hữu cơ OBI-Ong Biển 3 đặc biệt chuyên lúa để bổ xung dinh dưỡng cho cây nuôi hạt.

Nước tưới có vai trò rất quan trọng trong quá trình cây lúa phát triển, quyết định năng suất của lúa. Chính vì thế bà con cần cung cấp lượng nước đủ để cây lúa phát triển tốt cho năng suất cao.

Cây lúa cho năng suất chất lượng vượt trội khi sử dụng phân bón hữu cơ

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá diễn biến này càng phúc tạp, nên bà con cần thường xuyên thăm ruộng, phát hiện bệnh sớm để có cách xử lý tốt nhất, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.

Nguồn: ongbien.vn

Share this post