Biện pháp phòng trừ rụng bông và trái non trên cây tiêu

Biện pháp phòng trừ rụng bông và trái non trên cây tiêu

Vào mùa mưa cũng là thời điểm mà cây hồ tiêu đang trong quá trình sinh trọng để nuôi hạt và phát triển,bên cạnh đó cây hồ tiêu cũng thường xuyên bị rụng bôngrụng trái non sau khi đậu trái, làm giảm năng suất cây trồng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số nguyên nhân và cách sử dụng sản phẩm phân bón Good Life để hạn chế hiện tượng rụng bông và trái non trên cây hồ tiêu.

Nguyên nhân rụng bông và trái non trên cây tiêu

Theo Bộ NN&PTNT, hiện tượng vườn tiêu bị rụng bông và trái non trong giai đoạn ra hoa, kết trái còn nhiều. Tùy theo tình trạng của cây mà tỷ lệ và số lượng rụng bông nhiều hay ít, thậm chí có vườn rụng tới 70 – 80%. Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này: do điều kiện thời tiết, do dinh dưỡng, phân bón

Tiêu bị rụng trái non

Đối với hiện tượng rụng bông do thời tiết, thường xuất hiện vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa. Trong thời điểm  này gié, bông và trái non còn yếu, nếu gặp thời tiết bất lợi như gió mạnh, mưa nặng hạt dài ngày… có thể làm rụng bông hàng loạt. Dùng thuốc hóa học rải dưới gốc là hết sức sai lầm, cách này vừa không mang lại hiệu quả vừa khiến cho cây bị rụng bông nhiều hơn.

Ngoài ra, có thể thấy vào giai đoạn chuyển mùa thời tiết nắng nóng kéo dài, cây tiêu không được cung cấp nước để giữ ẩm kip thời làm cây mất đi lượng nước khá lớn. Đến thời điểm mưa to, lượng nước cung cấp quá lớn cây không kịp thích nghi cũng dễ làm rụng trái hàng loạt. 

Bón phân là “nghệ thuật” giúp đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Nếu bón không đúng thời điểm, sớm hoặc trễ hơn dẫn đến hiện tượng thiếu hay thừa dinh dưỡng cũng làm cho tiêu bị rụng bông, rụng trái non hàng loạt.

Đặc biệt, bà con cần lưu ý một số nguyên nhân khác liên quan đến vấn đề dinh dưỡng làm rụng bông tiêu: phun xịt phân bón lá, thuốc BVTV lúc tiêu đang ra bông; không bón đủ dinh dưỡng khi số lương trái đã ổn định nên cây không thể nuôi dưỡng các trái vì vậy việc giảm bớt số lượng là vấn đề tất yếu để cây có thể tập trung nuôi dưỡng một số lượng trái nhất định …..

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng rụng bông, trái non trên cây tiêu là do sâu bệnh sâu bệnh hại: rầy thánh giá, bọ xít, nhện đỏ, bọ cánh cứng, sâu đo… khi đó trên bông tiêu sẽ xuất hiện những vết đen, nhỏ từ 1-5mm. Gié tiêu bị rụng phía cuống gié thường có 1 chấm đen nhỏ (đây là đặc điểm phân biệt với các hiện tượng rụng gié do nguyên nhân khác.

Good Life – giải pháp cho rụng bông và trái non trên cây tiêu
Để hạn chế  rụng bông tiêu và rụng trái non của tiêu giai đoạn kinh doanh bà con cần đặc biệt chú ý tới 2 thời kỳ: thời kì trước khi ra hoa ( sau xiết nước) và thời kì sau đậu trái.

Đối với thời kỳ trước khi ra hoa bà con tiến hành bón lần 1, sử dụng 1 -1,5kg Good Life 3 đặc biệt/gốc. Lần 2 cách lần bón đầu tiên từ 10 – 20 ngày, sử dụng 1,5 – 2kg Good Life 3 đặc biệt/gốc,  tùy thuộc vào tình hình phát triển của cây bà con có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp.

Vào thời điểm này trên cây tiêu thường xuất hiện sâu đo, rầy mềm, rệp sáp, bọ xít lưới chích hút làm rụng bông tiêu. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh thông thoáng  vườn thì bà con có thể sử dụng các biện pháp sinh học: treo bẫy long não, bẫy chua ngọt… để kiểm soát côn trùng gây hại.

Đối với thời kỳ sau đậu trái, bà con quan sát thấy tiêu đã đóng hạt, hạt còn nhỏ và có màu xanh non. Tiến hành bón 1.5 -2kg Good Life 4 khoáng/gốc. Với hàm lượng chất dinh dưỡng khoáng đa lượng cao, Good Life 4 khoáng sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng và nuôi trái tốt hơn.

Điểm quan trọng bà con cần chú ý, sau mỗi lần tiến hành bón phân Ong Biển, bà con cần phải tưới nước đầy bồn,  đảm bảo từ 10-12 ngày có 3-4 lần tưới đẫm, dù trời mưa vẫn tưới để duy trì độ ẩm. Để sử dụng phân bón Good Life đạt hiệu quả cao nhất, quý bà con nhà nông vui lòng đọc và tuân thủ đúng theo quy trình bón phân Good Life của Nhà máy sản xuất phân bón Good Life.

Liên hệ hotline để được tư vẫn: 0919 367 810

nguồn: ongbien.vn

Share this post