Dự báo dịch bệnh cây trồng vụ ĐX miền Trung – Tây Nguyên

Các địa phương cần cử cán bộ kỹ thuật theo dõi thời tiết, sinh trưởng cây trồng và bám sát địa bàn trọng yếu.

Dự báo dịch bệnh cây trồng vụ ĐX miền Trung – Tây Nguyên

Vụ ĐX 2020 – 2021, miền Trung có mưa lớn kéo dài, vùng Tây Nguyên có mưa trái mùa.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Vụ ĐX 2020 – 2021, miền Trung có mưa lớn kéo dài, vùng Tây Nguyên có mưa trái mùa. Trước tình hình trên, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung đề nghị ngành Chi cục Trồng trọt và BVTV các địa phương khu vực miền Trung-Tây Nguyên cần làm một số nội dung sau:

Các địa phương cần cử cán bộ kỹ thuật theo dõi thời tiết, sinh trưởng cây trồng và bám sát địa bàn trọng yếu.

Các địa phương cần cử cán bộ kỹ thuật theo dõi thời tiết, sinh trưởng cây trồng và bám sát địa bàn trọng yếu.

Tình hình sinh vật gây hại chính trong thời gian tới

– Cây lúa: Lúa vụ Đông Xuân đang trong giai đoạn sạ – mạ – đẻ nhánh.

Chuột: Diện tích nhiễm 1.421 ha, nặng 140 ha. Diện tích nhiễm chuột sẽ gia tăng và gây hại nặng trên lúa ĐX chính vụ. Ngoài ra cần chú ý các sinh vật gây hại khác như: Bọ trĩ, dòi đục lá, sâu cuốn lá nhỏ, RN+RLT, OBV…tiếp tục gây hại.

– Cây ngôNgô Đông Xuân đang ở giai đoạn cây con – phát triển thân lá.

Sâu keo mùa Thu: Diện tích nhiễm 107,5 ha, nặng 4 ha. Sâu keo mùa Thu sẽ phát sinh gây hại trên Ngô ĐX giai đoạn cây con-phát triển thân lá. Ngoài ra sâu khoang, sâu xanh, sâu xám… hại rải rác ngô Đông Xuân giai đoạn cây con.

 Cây sắn: Các tỉnh Đồng bằng đang tiến hành thu hoạch và xuống giống sắn vụ Đông Xuân 2020-2021.

Bệnh khảm lá virus hại 15.237 ha nặng 3.811 ha, tỷ lệ bệnh 5-40% cao 50-70% cục bộ 90-100% (Phú Yên, Bình Thuận, Gia Lai, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum). Ngoài ra, các đối tượng bọ phấn, nhện, rệp sáp…hại nhẹ rải rác.

 Cây điều: Cây điều đang trong giai đoạn rụng lá – ra lộc – ra hoa.

+ Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 4.655,8 ha, tỷ lệ hại 5-30% (Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận); Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.179,3 ha, tỷ lệ bệnh 5-38% (Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Thuận). Đây là 2 đối tượng cần được quan tâm trong thời gian tới. Ngoài ra các đối tượng sâu đục thân+cành, sâu rộp lá, bọ vòi voi, bệnh khô cành…hại nhẹ rải rác.

 Cây sầu riêng: Cây sầu riêng trong giai đoạn chăm sóc.

Bệnh nứt thân xì mủ hại 2.727,2 ha nặng 561,5 ha, tỷ lệ bệnh 5,4-17% cao 20-47%. (Lâm Đồng 2.675,2 ha nặng 561,5 ha; Khánh Hòa 52 ha). Ngoài ra các đối tượng sâu đục thân+cành, bệnh thán thư, bệnh nấm hồng, bệnh đốm tảo…gây hại nhẹ.

 Cây hồ tiêu: Cây hồ tiêu trong giai đoạn chắc xanh – chín.

+ Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 1.927,7 ha nặng 378 ha, tỷ lệ bệnh 2-8% cao 15-20% (Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng). Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 142,8 ha nặng 3,8 ha, tỷ lệ bệnh 2-7% cao 11-18% (Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng).

Ngoài ra, các đối tượng tuyến trùng rễ, rệp sáp gốc+cành, rệp vảy, bệnh thán thư, bệnh đốm đen lá, bệnh đốm tảo…hại nhẹ rải rác.

Các giải pháp chỉ đạo bảo vệ sản xuất trong thời gian tới

– Đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp chỉ đạo đã áp dụng trong chỉ đạo bảo vệ sản xuất đã làm trong năm 2020. Ngoài ra cần cử cán bộ kỹ thuật theo dõi thời tiết, sinh trưởng cây trồng và bám sát địa bàn trọng yếu.

– Để chủ động trong phòng trừ đề nghị các Chi cục thực hiện tốt các giải pháp như sau:

+ Trên cây lúa: Thực hiện tốt Chỉ thị 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

+ Trên cây ngô: Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.

+ Trên cây sắn: Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn.

+ Trên cây điều: Tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng Quy trình kỹ thuật quản lý bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại điều do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.

+ Trên cây sầu riêng: Cần tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn nông dân áp dụng Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh Phytopthora sp. hại cây sầu riêng do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.

+ Trên cây hồ tiêu: Hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.

Đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV các địa phương trong khu vực phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung để chỉ đạo bảo vệ tốt sản xuất Đông Xuân 2020 – 2021.

Share this post