Đường sắt giảm 10-15% cước vận tải cho hàng hóa nông sản

Năng lực vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường sắt qua hai cửa khẩu ở phía Bắc là Lào Cai và Lạng Sơn chỉ chiếm 1,8%/tổng lượng hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu qua hai cửa khẩu này. Ảnh: Ratraco.

Đường sắt giảm 10-15% cước vận tải cho hàng hóa nông sản

Thông tin trên được Ban Kế hoạch – Kinh doanh, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nêu tại Hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp nông sản – đường sắt – hàng không.

Hội nghị kết nối doanh nghiệp nông sản - đường sắt - hàng không do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức chiều 8/9 thu hút rất nhiều doanh nghiệp, hãng hàng không và các đơn vị kinh doanh vận tải đường sắt. Ảnh: Nguyên Huân.

Hội nghị kết nối doanh nghiệp nông sản – đường sắt – hàng không do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức chiều 8/9 thu hút rất nhiều doanh nghiệp, hãng hàng không và các đơn vị kinh doanh vận tải đường sắt. Ảnh: Nguyên Huân.

Chủ trì Hội nghị trực tuyến diễn ra chiều 8/9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, nông sản là một trong những ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Bên cạnh những thành tựu to lớn về kim ngạch xuất khẩu, nông sản của Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó hoạt động logistics và đứt gãy chuỗi vận chuyển do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp logistics về phương thức vận tải để vận chuyển hàng nông sản và hàng lạnh, đường bộ đang chiếm ưu thế vì đây là một phương thức truyền thống, đặc biệt là đối với xuất khẩu sang các thị trường có chung biên giới với nước ta như Trung Quốc. Đứng vị trí thứ hai là đường biển do chi phí thấp, thích hợp với việc xuất khẩu sang các thị trường xa với các mặt hàng có tính thời vụ.

Việc chỉ tập trung khai thác vận tải đường bộ trong vận chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực canh tranh của hàng hóa Việt Nam do chi phí vận tải đường bộ khá cao, bên cạnh đó vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu do năng lực thông quan không đáp ứng được lượng hàng hóa xuất khẩu lớn khi vào dịp cao điểm.

Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng đường sắt và đường hàng không đối với các mặt hàng nông sản chưa nhiều vì còn thiếu tính kết nối giữa các doanh nghiệp vận tải và khách hàng, chi phí logistics còn cao do chưa được tối ưu hóa.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T chia sẻ, mặc dù có giá thành cao nhất nhưng vận chuyển hàng không có lợi thế là giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm, đặc biệt sản phẩm cần phải bảo quản. Với vận chuyển bằng đường sắt, lãnh đạo Công ty Vina T&T cho biết chưa lựa chọn bởi phải qua nhiều khâu trung chuyển hàng hóa, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rất cao.

Ông Tùng lấy ví dụ, doanh nghiệp ông muốn vận chuyển bằng đường sắt thì phải chở ra ga Sóng Thần (Bình Dương) để vận chuyển ra ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) sang Trung Quốc, trong khi đường bộ thì xe container tới tận nơi vận chuyển qua Trung Quốc ngay.

Theo ông Tùng, phương thức vận chuyển đường sắt phù hợp với hàng khô, hàng thô, hàng đông lạnh, còn những mặt hàng trái cây nhạy cảm, bị sốc nhiệt cần phải có hệ thống đường sắt nhánh kết nối đồng bộ với các khu công nghiệp nữa mới thực sự được tối ưu.

Năng lực vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường sắt qua hai cửa khẩu ở phía Bắc là Lào Cai và Lạng Sơn chỉ chiếm 1,8%/tổng lượng hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu qua hai cửa khẩu này. Ảnh: Ratraco.

Năng lực vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường sắt qua hai cửa khẩu ở phía Bắc là Lào Cai và Lạng Sơn chỉ chiếm 1,8%/tổng lượng hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu qua hai cửa khẩu này. Ảnh: Ratraco.

Ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng Ban Kế hoạch – Kinh doanh, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện năng lực vận chuyển hàng hóa nông sản bằng đường sắt qua hai cửa khẩu ở phía Bắc là Lào Cai và Lạng Sơn chỉ chiếm 1,8%/tổng lượng hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu qua hai cửa khẩu này.

Ông Nguyễn Chính Nam cho rằng, vận chuyển quốc tế bằng đường sắt là xu thế vì đây là hình thức vận chuyển tiên tiến với nhiều ưu điểm. Trong đó, đường sắt có thể vận tải khối lượng lớn, lên tới 630 tấn/đoàn. Hiện nay, trung bình Tổng Công ty Đường sắt vận chuyển 5 đôi/ngày, tương đương 6.300 tấn/ngày, trong khi năng lực chạy tàu xuất nhập khẩu có thể đạt 13 đôi tàu/ngày.

Đặc biệt, theo ông Nam, trong khi vận chuyển đường biển từ Việt Nam sang châu Âu mất khoảng 40 – 45 ngày thì tàu liên vận đường sắt chỉ mất khoảng 19 – 20 ngày, giá cả lại cạnh tranh, độ an toàn cao, lịch trình cố định, thủ tục thông quan chính ngạch tại cửa khẩu ga nhanh chóng và thuận lợi, giảm ách tắc hàng hóa tại các cửa khẩu, đảm bảo thời gian, chất lượng sản phẩm.

Theo đó, hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu chính ngạch có thể đi sâu vào nội địa Trung Quốc mà không cần chuyển tải, từ Trung Quốc tiếp tục vận chuyển qua các nước thứ ba ở khu vực Trung Á hoặc châu Âu (tuyến vận tải đường sắt từ Việt Nam quá cảnh Trung Quốc, Kazakhstan đi Nga, các nước Trung Á và châu Âu được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển).

Tuy nhiên, trong tổng số sản lượng hàng hóa xuất khẩu bằng đường sắt 6 tháng đầu năm 2020 đạt 420.000 tấn, nông sản xuất nhập khẩu qua đường sắt chỉ khiêm tốn 17.400 tấn, chiếm 4% tổng sản lượng xuất nhập khẩu.

Theo ông Nguyễn Chính Nam, đây là thời điểm tàu chở hàng thể hiện thế mạnh nổi bật so với các loại hình vận tải khác. Chẳng hạn một tàu chở container lạnh hàng tươi sống từ phía Nam đến ga Đông Đăng (Lạng Sơn) có thể chở 20 container, có giá cước thấp hơn đường bộ 20% và xong thủ tục thông quan tối đa trong 5 ngày.

Chính bởi lợi thế đó cộng ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế của Công ty Ratraco, đơn vị thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2020.

Cụ thể, sản lượng số đoàn tàu đạt 168 đoàn, tăng 70% so với cùng kỳ 2019, sản lượng cont nhập khẩu đạt 844 container (tăng 48% so với cùng kỳ). Sản lượng cont xuất đạt 866 cont (tăng 72% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng nông sản chiếm 47%.

Để phát triển mạnh tuyến liên vận này, ngành Đường sắt việt Nam đang tích cực làm việc với các nước liên quan để thống nhất các giải pháp kỹ thuật kết nối, thông tin, giá cước biểu phí dịch vụ, từ đó đưa ra sản phẩm, mức giá hợp lý cho hách hàng.

Hiện tại, các Công ty Vận tải Đường sắt đang quản lý khai thác 1.619 toa xe GG, 6060 xe Mc và 26 toa xe HH có lắp các vấu để chở container. Ngoài ra, ngành đường sắt còn đang đóng mới toa xe chở container để tăng năng lực vận chuyển hàng hóa.

Ông Nguyễn Chính Nam cho biết, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản trong giai đoạn khó khăn do Covid-19, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ giảm 10-15% cước vận tải cho hàng hóa nông sản từ khu vực phía Nam vận chuyển ra tiêu thụ tại miền Bắc bằng toa xe G. Giảm 25% giá cước phổ thông nguyên toa nếu vận chuyển bằng container nguyên đoàn từ 17-20 xe. Ngoài ra, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam còn một số chính sách ưu đãi với những đối tác có khối lượng vận chuyển hàng tháng lớn và thường xuyên.

Share this post