Lâm Đồng quyết làm hữu cơ ‘chuẩn’

Rau là thế mạnh của Lâm Đồng để phát triển theo hướng hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng quyết làm hữu cơ ‘chuẩn’

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng bắt tay vào thực hiện đề án nông nghiệp hữu cơ với mục tiêu đạt sản lượng 690 tấn rau, củ, quả và 1.500 tấn sữa bò.

Rau là thế mạnh của Lâm Đồng để phát triển theo hướng hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Rau là thế mạnh của Lâm Đồng để phát triển theo hướng hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Lâm Đồng là địa phương có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Năm 2020, địa phương này phê duyệt Đề án nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu phát triển bền vững và trở thành tỉnh đi đầu cả nước trong lĩnh vực này.

Ông Trần Văn Tuận, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết, năm 2021, tỉnh hướng đến phát triển sản xuất hữu cơ các loại cây trồng như: rau, củ, cây ăn quả, lúa, chè, cà phê, điều, nấm… đạt chuẩn hữu cơ với diện tích 70,5ha, sản lượng 690 tấn. Phát triển chăn nuôi bò sữa đạt chuẩn hữu cơ quy mô 500 con, sản lượng 1.500 tấn sữa.

Cũng trong năm 2021, tỉnh sẽ xây dựng 17 quy trình sản xuất các sản phẩm chủ lực, tổ chức 15 lớp tập huấn, triển khai 8 mô hình và hỗ trợ cấp 10 giấy chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn hữu cơ. Xây dựng thương hiệu cho 2 sản phẩm và hỗ trợ 3 tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến thương mại về các sản phẩm chính của tỉnh đạt chứng nhận hữu cơ. Đồng thời, kế hoạch của địa phương trong thời gian này sẽ là hỗ trợ 3 chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ.

Tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Minh Hậu.

Để thực hiện có hiệu quả, ngành nông nghiệp sẽ tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh. “Trong đó, mỗi huyện, thành phố sẽ  lấy đại diện các xã, phường, thị trấn có điều kiện sản xuất hữu cơ để tiến hành điều tra. Việc điều tra được phân bổ trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi khác nhau. Chúng tôi cũng hướng đến chọn các tổ chức, cá nhân đang sản xuất hữu cơ, hoặc có dự định sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tổ chức điều tra”, ông Trần Văn Tuận chia sẻ.

Trên kết quả phiếu điều tra, khảo sát, kết quả phân tích mẫu đất, nước, ngành nông nghiệp sẽ tổng hợp, báo cáo quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ của tỉnh. Và trên cơ sở quy hoạch, ngành nông nghiệp sẽ khuyến cáo, định hướng cho các địa phương phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, đối với việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất, tiềm năng để xây dựng kế hoạch phát triển. Theo đó, các địa phương như TP. Đà Lạt, huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng… phù hợp phát triển rau hữu cơ. Các địa phương như Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đam Rông, Lâm Hà phù hợp sản xuất lúa hữu cơ, còn Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh phù hợp phát triển chè, cà phê hữu cơ. Đối với chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gà đẻ trứng hữu cơ, tỉnh này cũng đưa ra kế hoạch phát triển tập trung tại các địa bàn Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà…

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, mang lại lợi nhuận cao cho người thực hiện, trong năm 2021 tỉnh Lâm Đồng hướng đến hỗ trợ xây dựng 2 thương hiệu sản phẩm. Đồng thời hỗ trợ 3 cuộc xúc tiến thương mại cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hữu cơ. “Chúng tôi sẽ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất hữu cơ tham gia hội chợ trong nước hoặc Quốc tế để quảng bá sản phẩm. Trong đó bao gồm hỗ trợ về chi phí vận chuyển hàng hóa, thuê gian hàng tại nơi mở hội chợ, triển lãm.

Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 17 quy trình sản xuất các sản phẩm chử lực. Ảnh: Minh Hậu.

Tỉnh Lâm Đồng đã ban hành 17 quy trình sản xuất các sản phẩm chử lực. Ảnh: Minh Hậu.

Trong năm 2021, tỉnh Lâm Đồng cũng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với người dân trong vùng. Qua đó phát triển, nâng cao diện tích sản xuất, sản lượng sản phẩm hữu cơ trên địa bàn.

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, đơn vị đã tham mưu, phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Chăn nuôi thú y và thủy sản ban hành được 17 quy trình sản xuất các sản phẩm chủ lực bao gồm các loại rau, củ năng, lúa, chè, cà phê, sầu riêng, bơ, chuối, macca, atiso, nấm, đương quy, bò sữa, bò thịt, gà đẻ trứng.

Tổ chức các lớp tập huấn về quy trình sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi phổ biến trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Phổ biến các kiến thức về hữu cơ đến 600 lượt nông dân để người dân tiếp cận được với quy trình sản xuất hữu cơ và áp dụng vào thực tế.

Minh Hậu – Kim Sơ – nongnghiep.vn

 

Share this post