VAI TRÒ VÀ CÁCH DÙNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ

VAI TRÒ VÀ CÁCH DÙNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ chứa các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng hữu cơ. So với phân vô cơ có tác dụng nhanh thì phân hữu cơ phát huy tác dụng lâu hơn. Tuy nhiên, để phát triển một nền nông nghiệp bền vững thì không thể thiếu vai trò của phân bón hữu cơ.

Ngoài các giá trị dinh dưỡng của phân bón hữu cơ cung cấp cho cây trồng. Phân bón hữu cơ còn giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích phát triển.

Phân bón hữu cơ có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà lượng phân bón sẽ được bón sao cho hợp lý.

Vì có nguồn gốc hữu cơ nên phân bón hữu cơ được chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại phân bón hữu cơ lại có tính chất riêng nên bà con lưu ý để sử dụng cho đúng và hiệu quả cho cây trồng.

  1. Phân bón hữu cơ chế biến (truyền thống)

Loại phân này có nguồn gốc  từ những chất hữu cơ như phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải,…được chế biền bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Gồm các loại như: phân chuồng, phân xanh, phân rác

– Vai trò:

+ Cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng

+ Cung cấp chất mùn, tăng độ phì nhiêu giúp cải tạo đất và ổn định kết cấu đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, hạn chế xói mòn, hạn hán.

Tuy nhiên thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng không cao

– Sử dụng: bón lót hoặc bón thúc.

+ Bón lót trước khi gieo trồng, cách bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi lấp.

+ Bón thúc thì đào rãnh bón theo chiều rộng vòng quanh tán cây, hoặc bón rải đều trên mặt đất đối với cây lâu năm. (Bón thúc nên bón sớm để phân đạt hiệu quả)

Phân bón hữu công nghiệp gồm: phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ khoáng..

  1. Phân bón vi sinh

 Là phân bón mà thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi (vsv cố định đạm, vsv phân giải, vsv đối kháng,…).

– Vai trò:

+ Thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật đất, phân giải những chất cây trồng khó tiêu thành chất dễ tiêu (vsv phân giải lân,…) khống chế (ức chế hoặc tiêu diệt) mầm bệnh trong đất (các vsv đối kháng, ký sinh,…), nâng cao hiệu quả sử dung hấp thu phân bón.

 + Bón phân vi sinh có tác dụng cải tạo hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do làm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài, vùng chưa canh tác những loại cây trồng có các loại vi khuẩn cộng sinh.

– Sử dụng: dùng bón lót hoặc bón thúc (đối với cây ngắn ngày chủ yếu dùng bón lót, cây lâu năm thì bón thúc)

+ Bón lót: rải đều khi làm đất rồi cầy vui hay bón theo hàng, hốc rồi phủ một lớp đất mỏng rồi gieo trồng

+ Bón thúc: đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước.

  1. Phân bón hữu cơ sinh học

Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất, phối trộn với một số chất để tăng hiệu quả của phân bón.

– Vai trò:

+ Giúp cải tạo đất đai rất có hiệu quả,

+ Cung cấp đầy đủ, cân đối các dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh

+ Thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển

+ Giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, sức chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và với những bất lợi từ thời tiết

+ Cung cấp các vi sinh vật phân giải những chất cây trồng khó hấp thu (khó tiêu) thành dễ hấp thu (dễ tiêu), thân thiện với môi trường, an toàn với người và sinh vật có ích.

– Sử dụng: dùng bón lót và bón thúc, bón nuôi quả

+ Bón lót: chủ yếu dùng cho cây ngắn ngày bón bằng cách rải đều rồi vùi xuống khi làm đất hoặc bón theo hốc, hàng phủ một lớp đất mỏng lên trên rồi mới gieo trồng. Đối với cây lâu năm thì bón trộn đều với lớp đất mặt đem cho xuống hố rồi trồng.

+ Bón thúc: đào rãnh bón vòng quanh tán cây, rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.

+ Bón qua lá:  thì hòa tan theo liều lượng chỉ dẫn của nhà sản xuất rồi phun đều lên toàn bộ cây.

  1. Phân bón hữu cơ vi sinh

 Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau. Được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

– Vai trò:

+ Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng,

+ Cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất.

+ Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu cho cây trồng

+ Giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất

+ Nâng cao sức đề kháng của cây trồng

+ Không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

– Sử dụng

Tương tự như phân hữu cơ sinh học

  1. Phân bón hữu cơ khoáng

Là phân hữu cơ được trộn thêm 8-18% các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K

– Vai trò: cung cấp các khoáng chất hữu cơ cao cho cây trồng

– Sử dụng: bón thúc là chính

Cách bón: tương tự như phân hữu cơ sinh học

+ Đối với cây lâu năm bón vòng quanh tán

+ Đối với cây ngắn ngày: bón theo hàng, theo hốc

Nhược điểm là bón nhiều không có lợi cho hệ vi sinh vật đất.

Nguồn: -GFC tổng hợp-

Share this post